Việc xe ô tô bị trục trặc giữa đường là điều khó tránh khỏi khi xe bị một vấn đề nào đó mà bạn không hề biết. Khi gặp vấn đề này bạn sẽ phải gọi xe cứu hộ để hỗ trợ cho bạn cùng với chiếc xe, tuy nhiên bạn cũng cần trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề này để tránh chiếc xe của mình bị hư hỏng thêm.
- Năm 2020 quên không tắt đèn pha tài xế bị phạt bao nhiêu?
- Xe VinFast có thực sự là xe thương hiệu Việt
- Các bước kiểm tra và thay thế cầu chì của xe ô tô
Đối với xe ô tô du lịch dưới 9 chỗ, có hai kiểu cứu hộ phổ biến là kiểu kéo và kiểu chở và mỗi loại cứu hộ sẽ áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Danh mục bài viết
Những điều cần biết khi gọi xe cứu hộ
Trong trường hợp bạn phải gọi xe cứu hộ thì quan trọng nhất là chủ xe (tài xế) cần nắm vững các thông số kỹ thuật về chiếc xe của mình và thông báo loại xe, kiểu dẫn động khi gọi đến trung tâm cứu hộ. Điều này sẽ giúp trung tâm cứu hộ phân loại xe và điều động đúng loại phương tiện hỗ trợ cần thiết. Có 3 kiểu dẫn động chính là dẫn động cầu trước, cầu sau và 2 cầu (AWD hoặc 4WD).
Nắm rõ các thông tin cơ bản về chiếc xe của bạn
Đối với những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, nhân viên cứu hộ ô tô luôn muốn bạn cung cấp trước những thông tin liên quan đến chiếc xe, chẳng hạn: Chiếc xe thuộc thương hiệu nào? Tên dòng xe? Đời xe?... Nếu bạn là chính chủ thì mọi chuyện rất đơn giản. Nhưng nếu đó là xe đi mượn, đi thuê thì quả thật có chút khó khăn. Việc nắm được "lý lịch" chiếc xe sẽ giúp họ chủ động hơn khi chuẩn bị đồ cứu hộ cần thiết. Do đó, bạn nên kiểm tra lại thông tin chi tiết về chiếc xe mình sử dụng trước khi bước vào khoang lái.
Mô tả chi tiết về sự cố
Những người không hoạt ngôn thường ngại giao tiếp và tâm lý không sẵn sàng đối diện với các câu hỏi từ người lạ. Nhưng nếu xe của bạn gặp sự cố và cần nhờ tới đội cứu hộ thì bạn hãy gạt bỏ những "áp lực" của chính mình để có thể cung cấp những thông tin cần thiết cho đội cứu hộ. Dựa vào những câu hỏi từ đơn vị cứu hộ, bạn có thể giúp họ hình dung sự cố bạn đang gặp phải, tình trạng hiện tại của chiếc xe. Việc đọc và hiểu các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô cũng rất hữu ích trong lúc này. Cố gắng sử dụng những từ ngữ mô tả chính xác, ngắn gọn để công tác cứu hộ diễn ra thuận lợi.
Không nên tự ý sửa chữa khi không biết gì về xe
Thường bạn không có kinh nghiệm sửa chữa ô tô thì đừng nên động vào nó. Những bài hướng dẫn tự sửa chữa trên mạng cũng không giúp bạn "lên tay nghề" trong trường hợp này. Ngược lại, những kiến thức đó cộng với sự bảo thủ của bạn sẽ làm chiếc xe của bạn hỏng nặng hơn mà thôi.
Đặt cảnh báo hoặc có các tín hiệu cảnh báo
Khi xe gặp sự cố trên đường, dù bạn có đậu được xe vào lề đường hay không thì bạn cũng không nên quên việc "phát tín hiệu" cảnh báo đối với những phương tiện đi đường. Việc này giúp các phương tiện giao thông sớm nhận biết chướng ngại vật và làm chủ tốc độ khi tới gần xe của bạn, tránh những va chạm đáng tiếc do họ bị bất ngờ, không kịp xử lý tình huống. Nếu có thể, bạn hãy đặt cảnh báo phía trước và phía sau cách chiếc xe khoảng 100 m để đảm bảo an toàn giao thông cho chính bạn và những người đang tham gia giao thông trên đoạn đường đó. Tuyệt đối không được dùng xe ở làn trái ngoài cùng nếu xe gặp sự cố trên đường cao tốc.
Cứu hộ xe dẫn động cầu trước - cầu sau khác nhau ra sao?
Trước khi gọi xe cứu hộ bạn cũng nên hiểu sơ sơ và lưu ý một số vấn đề để tránh làm hư hỏng xe nặng hơn nữa. Khi kéo xe do gặp sự cố thông thường, với những xe du lịch từ 4 – 9 chỗ ngồi thì có thể sử dụng hai kiểu cứu hộ là kiểu kéo và kiểu chở. Trong mỗi loại sẽ được áp dụng cụ thể.
Xe sử dụng hệ thống dẫn động bốn bánh: Xe dẫn động cầu trước có thể dùng cả hai hình thức cứu hộ kéo hoặc chở nhưng đa phần trung tâm cứu hộ sẽ sử dụng biện pháp kéo. Khi sử dụng biện pháp này, xe cứu hộ sẽ được nâng phần bánh trước lên xe trong khi phần bánh sau tiếp đất và được kéo theo sau.
Kiểu xe dẫn động bốn bánh nên sử dụng biện pháp cứu hộ chở để tránh ảnh hưởng đến hệ thống dẫn động. Trường hợp phải sử dụng biện pháp kéo, cần sử dụng con lăn cho hai bánh còn lại không tiếp xúc với mặt đường khi kéo xe. Nếu sử dụng kiểu cứu hộ kéo thông thường, bánh xe quay sẽ tác động ngược lại lên bộ truyền động và hộp số trong khi động cơ không nổ, dầu bôi trơn không được cung cấp đầy đủ sẽ tăng ma sát và gây hư hại cho các chi tiết máy.
Xe dẫn động cầu trước :
Với loại xe dẫn động cầu trước có thể sử dụng cả hai hình thức là kéo hoặc chở. Tuy nhiên, tiện lợi hơn thì trung tâm cứu hộ sẽ sử dụng hình thức kéo, khi đó các xe cứu hộ sẽ được nâng phần bánh trước lên xe trong khi phần bánh sau tiếp đất và sẽ được kéo theo sau.
Xe dẫn động cầu sau :
Xe dẫn động cầu sau cũng có thể sử dụng cả biện pháp kéo và chở. Nếu sử dụng biện pháp kéo, xe cứu hộ sẽ nâng phần bánh sau lên xe trong khi phần bánh trước tiếp đất và được kéo theo sau.
Nói chung, khi bạn nhờ đến xe cứu hộ nên sử dụng cầu dẫn động nào thì nâng phần bánh đó, xe sử dụng 2 cầu thì sử dụng biện pháp chở hoặc nâng cả 4 bánh. Ngoài ra, tùy theo mức độ sự cố, nếu xe bị hư hỏng nặng không thể di chuyển được thì phải sử dụng kiểu cứu hộ kéo vì không thể đưa xe lên sàn chở. Nếu trong trường hợp có thể đưa xe lên sàn chở thì nên sử dụng để giảm bớt cản trở giao thông và di chuyển dễ dàng hơn.
Những điều cần biết khi đưa xe lên xe kéo
Cần nhiều hơn một người chỉ dẫn: Đơn giản là nếu bạn chỉ có 1 người chỉ dẫn bằng tay đứng trước mặt bạn, người đó sẽ không thể bao quát hết mọi góc cạnh, đặc biệt là các điểm khuất – “điểm mù” của chiếc xe.
Thống nhất các kí hiệu chỉ dẫn bằng tay: Đảm bảo rằng bạn hiểu ý đối phương bằng việc thống nhất sử dụng các kí hiệu chỉ dẫn bằng tay đơn giản.
Đảm bảo là cả xe moóc và xe được kéo đều an toàn: Hãy chắc chắn là bạn đã cố định chiếc xe moóc và nhấn giữ phanh đỗ xe ô tô. Hãy đảm bảo các tác động về lực sẽ không làm cho chiếc moóc rời khỏi vị trí ban đầu, dù chỉ một chút.
Hãy chắc chắn rằng cầu dẫu được giữ ổn định. Một số phương tiện cần thêm cầu dẫn bằng gỗ hay vật liệu khác để tạo ra đủ độ nghiêng cho xe tô tô đi lên. Tuy vậy, hãy để mắt tới sự ổn định của chúng, mọi sự xô lệch vị trí hay gãy gập đều có thể khiến bạn phải trả giá đắt.
Chú ý tới chân phanh và chân ga: Dù bạn đang lái một chiếc xe số sàn hay số tự động, hãy chắc chắn là bạn đang rất thoải mái với cần số và chân ga trước khi bắt đầu đưa xe lên. Một sự trượt số hay nhầm ga sẽ khiến cho các phương tiện va đập vào nhau gây ra hư hại.
Đo lường và kiểm soát tất cả mọi thứ: Dù bạn đang so sánh chiều rộng của chiếc xe mooc với chiều rộng của chiếc xe sắp chuyên chở, dù đang tính toán về độ nghiêng của tấm ván hay gì đi nữa… luôn luôn nhận thức giới hạn của mình bằng việc đo đếm và cân nhắc kĩ lưỡng. Đừng bao giờ tải một chiếc xe với một cái đầu rỗng – điều đó có thể sẽ làm bạn gặp rắc rối lớn.
Hãy đóng cửa và giữ bản thân an toàn trong khoang lái. Đừng đặt tay lên cửa hoặc đưa bất cứ bộ phận nào khỏi xe. Dù bạn từng làm việc này hàng nghìn lần, xác suất tai nạn chưa bao giờ là một con số 0 tròn trĩnh.
Với những thông tin trên thì bạn có thể hiểu thêm về những phương án cứu hộ khi xe gặp vấn đề trên đường, bên cạnh đó người lái cũng nên trang bị thêm những kiến thức xử lý tình huống xe chết máy do hết bình, đứt cầu chì… để dễ dàng xử lý mà không cần nhờ đến xe cứu hộ.