Nhắc đến vòng tua máy là nhắc đến động cơ và khả năng vận hành của xe ô tô. Trước giờ mọi người thường nghe đến momen xoắn, công suất tối đa của xe khi tìm hiểu khả năng vận hành của một chiếc xe nào đó. Tuy nhiên, vòng tua máy là nguyên tố quyết định chiếc xe đó mạnh hay yếu, vậy vòng tua máy là gì, vòng tua máy như thế nào thì xe mạnh và ngược lại? Hãy cùng Anycar tìm hiểu về vòng tua máy dưới đây nhé.
Vòng tua máy là gì?
Vòng tua máy là số vòng tua số vòng quay của của động cơ xe trong 1 phút và được đo bằng đơn vị RPM viết tắt của (Revolutions-per-minutes hoặc Rounds-per-minutes).
Thông thường khi nói đến công suất vận hành của xe người ta thường đi kèm theo số vòng tua máy/phút để xe đạt được một mức tốc độ nhất định nào đó ví dụ như: Động cơ xăng 2.0L cho công suất vận hành tối đa 172 mã lực/6000 vòng/phút, tức là xe sẽ đạt được 172 mã lực tại vòng tua 6000 vòng/phút.
Vòng tua máy theo nguyên lý sẽ tỷ lệ thuận với công suất, tức là vòng tua máy càng lớn thì công suất đạt được của xe càng lớn. Khi vòng tua máy đạt đến ngưỡng tối đa đối với dung tích của động cơ lúc này Xupap sẽ ở trang thái không đóng, không mở nên nhiên liệu có thể ra vào một cách nhanh chóng giúp cho động cơ xe hoạt động trong tình trạng thoải mái nhất mang đến công suất lý tưởng mà người lái mong muốn.
Vòng tua máy lý tưởng để xe hoạt động là bao nhiêu?
Thông thường, động cơ xăng khi hoạt động không tải thì vòng tua máy sẽ nằm ở mức 700 - 800 vòng/phút và nhiệt độ động cơ lúc đó nằm ở mức 70 - 80 độ và xe sẽ hoạt động ổn định ở mức này.
Khi xe ô tô hoạt động ở số 1 và 2 thì vòng tua máy lúc này sẽ khá lớn vì hai số này cần thêm nhiều lực kéo hơn, vòng tua máy lúc này dao động từ 1400 - 1800 là phù hợp. Khi chủ xe chuyển sang số 2 - 3 thì vòng tua sẽ giảm xuống ở mức 1300 - 1700 vòng là hợp lý. Số 3, 4 5 là 3 số cần ít lực kéo nhất nên vòng tua máy chỉ ở mức 1200 - 1600 là phù hợp.
Tuy nhiên có một vài trường hợp xe tự động tăng số vòng tua máy để đảm bảo hoạt động trơn tru như:
Trường hợp đầu tiên là khi xe đang hoạt động bình thường đột nhiên chủ xe ngưng sử dụng trong một khoảng thời gian khá dài và lúc này động cơ xe sẽ hoạt động khá khó khăn nên tự động tăng số vòng tua máy lên đến 900 - 1000 vòng / phút với mục đích khởi động giúp xe hoạt động lại bình thường. Việc động cơ xe tự động tăng số vòng tua máy khi không sử dụng trong một khoảng thời gian cũng không có gì quá ngạc nhiên và không phải lỗi của xe nên chủ xe không cần quá lo lắng.
Khi sử dụng ô tô, ngoài việc chú ý tốc độ xe thì vòng tua máy cũng cần được tài xế chú ý quan sát thường xuyên để điều chỉnh, sang số cho phù hợp nhằm tăng tuổi thọ sử dụng xe, hạn chế các hỏng hóc.
Cách phát hiện các vấn đề của động cơ xe thông qua vòng tua máy bất thường
Có thể phát hiện được các vấn đề bất thường của động cơ xe khi quan sát vòng tua máy thường xuyên. Khi thường xuyên có thói quen quan sát vòng tua máy chủ xe sẽ dễ dàng nhận ra những bất thường của động cơ vì vòng tua máy thường chỉ hoạt động với số vòng tua cố định (đôi khi chỉ lớn hoặc nhỏ hơn một chút).
Các thợ chuyên kiểm tra động cơ xe ô tô cũng thường xuyên dựa vào số vòng tua máy của ô tô để “đoán bệnh” nên việc thường xuyên chú ý những thông số này cũng có thể giúp chủ xe phát hiện và kịp thời sửa chữa trước khi xe hư hỏng nặng hơn phải trả thêm nhiều chi phí sửa chữa hoặc thay mới