Nhiều tài xế khi lưu thông trên đường sẽ không tránh khỏi một lần bị cảnh sát giao thông phạt do vi phạm về nồng độ cồn khi lái xe trên đường và để giảm thiểu tình trạng này cho gánh tài xế bài viết hôm nay mình xin chia sẻ một chút về nồng độ cồn cho phép và nồng độ cồn bao nhiêu là vượt mức cho phép khi lái xe ô tô.
- Kinh nghiệm đăng kiểm xe ô tô cho người mới mua xe
- Nghị định mới về việc uống rượu bia khi lái xe có thể bị tước bằng lái 24 tháng
- Cách xử lý đèn ô tô bị ố vàng
Nồng độ được cho phép khi lái xe ô tô hiện nay
Căn cứ theo quy định tại khoản 08 điều 08 luật giao thông đường bộ 2008 (hiện hành) quy định về các hành vi nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông như sau:
- Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng khi lưu thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
- Điều khiển xe ô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0.25 mg/1 lít khí thở.
Căn cứ theo quy định trên thì nồng độ cồn cho phép khi lái xe ô tô hiện nay là dưới 50mg/100ml máu hoặc dưới 0.25mg/1 lít khí thở, tuy nhiên trước tình hình tai nạn giao thông gia tăng ở mức nghiêm trọng hiện nay Bộ Giao Thông - Vận Tải đã xin ý kiến đề xuất để sửa đổi một số điều quy định trong Nghị Định 46/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể vào ngày 01/01/2020 tức là đầu năm sau thì người sử dụng bia, rượu hoặc chất kích thích tuyệt đối không được lái xe có nghĩa là nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 0mg/100ml máu, dễ hiểu hơn nữa khi bạn lái xe tuyệt đối trong máu bạn không được có nồng độ cồn, tốt nhất bạn không nên uống bia, rượu hay thậm chí những thức uống có cồn, men trước khi lái xe để hạn chế việc tai nạn giao thông xảy ra quá nhiều như trong thời gian hiện nay.
Nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định của tại điều 05 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Điểm a khoản 06 điều 05: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở.
- Phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
- Điểm b khoản 08 điều 05: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở.
Phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Điểm a khoản 09 điều 05: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
Cả hai hành vi vi phạm này đều có hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 04 đến 06 tháng.
Căn cứ theo quy định tại điều 06 Nghị Định 46/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Khoản 06 điều 06: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25mg đến 0,4mg/1 lít khí thở.Phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Điểm c khoản 08 điều 06: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe vi phạm: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở.Hình phạt bổ sung: bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra nồng độ cồn có trong máu vượt mức quy định và khuyến cáo gánh tài xế không nên biết luật để lách luật mà hãy biết luật để chấp hành luật, tình hình tai nạn giao thông do bia rượu gây ra hiện nay đang nghiêm trọng hơn bao giờ hết, hàng triệu gia đình đã mất đi người thân của mình do tác hại của bia rượu khi tham gia giao thông, vì thế hãy nói không với bia rượu khi tham gia giao thông, hãy là một người văn mình khi tham gia giao thông và sau cùng là chúc các bạn lái xe an toàn khi tham gia giao thông.