Hiện nay, nhu cầu sử dụng xe ô tô của người dân đang tăng cao và bất cứ vật dụng nào cũng vậy khi bạn sử dụng trong một thời gian dài sẽ khiến nó bị hao mòn làm cho hiệu suất hoạt động không cong được như mới nữa và xe ô tô cũng không phải là một ngoại lệ.
- Kinh nghiệm đăng kiểm ô tô cho người mới mua xe
- Phân biệt các vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng
- Cách nhận biết các nút điều khiển trên xe ô tô
Khi di chuyển trong một thời gian dài các chi tiết như phanh xe, động cơ, màu sơn, hệ thống làm mát và nhiều thứ khác nữa không còn đảm bảo được tiêu chuẩn hoạt động như ban đầu, để khắc phục vấn đề này bạn cần phải mang xe đi bảo dưỡng hoặc sửa chữa và để đảm bảo cho công việc sữa chữa cũng như thanh toán được suôn sẽ nhà nước ra quy định khi sửa chữa xe bạn và bên phía trung tâm sửa xe phải lập hợp đồng để đảm bảo được tính pháp lý cũng như có cơ sở để giải quyết khi tranh chấp xảy ra.
Danh mục bài viết
1. Mẫu hợp đồng sửa chữa ô tô mới nhất năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA Ô TÔ
Viết ngày .............................................................................................................
Số ...../HĐSC
Hôm nay, ngày .... tháng ... năm ...tại .........................................., chúng tôi gồm có:
Bên A (Chủ tài sản)
- Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan): .................................................................
- Địa chỉ:...............................................................................................................
- Điện thoại:.......................................... ..............................................................
- Tài khoản số: ..................................................
Mở tại ngân hàng:.............................................
- Đại diện là Ông (bà) .................................................. .........................................
- Chức vụ: .................................................. .................................................. ......
- Giấy ủy quyền số: .................................................. ................................ (nếu có) Do .................................................. ....... Chức vụ ............................. ................. ký
Bên B (Nhận sửa chữa)
- Tên doanh nghiệp (hoặc cơ quan): .....................................................................
- Địa chỉ:................................................................................................................
- Điện thoại:.......................................... .................................................. .............
- Tài khoản số: ..................................................
Mở tại ngân hàng:.............................................
- Đại diện là Ông (bà) .................................................. .........................................
- Chức vụ: .................................................. .................................................. ........
- Giấy ủy quyền số: .................................................. ................................ (nếu có)
Viết ngày .................................................. .................................................. ..........
Do .................................................. ....... Chức vụ ....................... ....................... ký
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng
1) Tên loại ô tô cần sửa chữa .................................................................................
2) Những bộ phận hư hỏng cần sửa chữa, phục hồi:
..........................................................................................................................
3) Những bộ phận cần thay thế phụ tùng khác:
............................................................................................................................
Điều 2: Yêu cầu chất lượng sản phẩm
1) Bộ phận 1: ................................................ (tên bộ phận hư hỏng)
Yêu cầu: ............................................................ (mức chất lượng cần đạt sau khi sửa chữa)
2) Bộ phận 2: ................................................ (tên bộ phận hư hỏng)
Yêu cầu: ............................................................ (mức chất lượng cần đạt sau khi sửa chữa)
Điều 3: Về vật tư
1) Vật tư cũ, hư hòng không sử dụng được tháo ra từ ................ do bên B thu hồi.
2) Bên A (B) có trách nhiệm cung ứng vật tư, phụ tùng thay thế và phải chịu trách nhiệm về vật tư đó.
3) Thời gian cung cấp vật tư trong....... ngày, bắt đầu từ ngày..... đến ngày........ (trong thời hạn hợp đồng).
Điều 4: Thời gian sửa chữa
1) Bên B có trách nhiệm hoàn tất công việc sửa chữa toàn bộ ...... trong thời gian là ......ngày (tháng). Khởi công từ ngày ............ đến ngày ............(Có cụ thể hóa thời gian hoàn thành sửa chữa từng bộ phận khi xét thấy cần.)
2) Nếu có khó khăn về vật tư hoặc gặp hoàn cảnh đột xuất không thể khắc phục thì bên B báo cho bên A xin kéo dài thêm một thời gian cần thiết, nếu bên A không được thông báo bên B mà giao nghiệm thu chậm, coi như vi phạm hợp đồng.
Điều 5: Giá cả
1) Hai bên thỏa thuận giá vật tư theo giá thị trường tự do (ghi trong bản chiết tính dưới đây).
2) Đơn giá ngày công của một công nhân kỹ thuật trong sửa chữa là .................... đồng/ngày.
3) Khi giá thị trường có biến động thì giá vật tư và giá ngày công của công nhân kỹ thuật sẽ được tính lại theo mặt bằng giá mới của thị trường vào thời điểm bàn giao nghiệm thu.
4) Lập bản chiết tính vật tư, nhân công cần phải sử dụng cho việc sửa chữa
Tổng chi phí: (Bằng chữ) .................................................. .............................................
Điều 6: Nghiệm thu
1) Bên A có quyền mời cơ quan giám định chuyên môn hoặc chuyên gia giúp cho mình kiểm tra chất lượng sửa chữa vào thành phần ban nghiệm thu.
2) Bên B có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động nghiệm thu theo hai đợt. Đợt 1 khi đạt 50% giá trị hợp đồng và đợt 2 khi hoàn tất (nếu công việc đơn giản, thực hiện trong thời gian ngắn thì nghiệm thu một lần).
Điều 7: Bảo hành
1) Thời gian bảo hành kết quả sửa chữa............................................ (dựa theo quy định của Nhà nước, nếu không có thì hai bên tự thỏa thuận).
2) Trong thời hạn bảo hành nếu bên A phát hiện có hư hỏng, sai sót về chất lượng, về kỹ thuật thì phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho bên B biết để cùng nhau xác minh. Việc xác minh phải được tiến hành không chậm quá 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Việc xác minh phải được lập thành biên bản. Hai bên có kết luận rõ ràng về nguyên nhân gây ra hư hỏng đó thuộc về bên nào, quy định thời gian sửa chữa.
3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông báo, nếu bên B không trả lời thì coi như đã chấp nhận có sai sót và có trách nhiệm sửa chữa sai sót đó.
4) Nếu sai sót không được sửa chữa hoặc việc sửa chữa kéo dài dẫn đến những thiệt hại khác trong kế hoạch sử dụng...... thì bên A có quyền phạt bên B vi phạm hợp đồng là .....% giá trị bộ phận hư hỏng và bắt bồi thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng.
Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)
Điều 9: Thanh toán
1) Bên A thanh toán cho bên B đợt 1 là 50% chi phí sửa chữa là ......... đồng theo biên bản nghiệm thu đợt 1.
2) Thanh toán hết số tiền còn lại là ....... khi có biên bản nghiệm thu bàn giao
3) Phương thức thanh toán ................... (tiền mặt hoặc chuyển khoản)
Điều 10: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
1) Bên nào vi phạm hợp đồng một mặt phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như: mất mát, hư hỏng tài sản, phải chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
2) Khi công việc không đúng với yêu cầu kỹ thuật đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên A có quyền không nhận. Nếu nhận có quyền yêu cầu phải giảm giá hoặc sửa chữa sai sót trước khi nhận. Trong trường hợp do phải sửa chữa sai sót mà hợp đồng không được thực hiện đúng thời hạn thì bên B bị phạt vi phạm hợp đồng như trường hợp vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng.
3) Nếu bên A không tiếp nhận ................... đã hoàn thành theo đúng hợp đồng, trong 10 ngày đầu sẽ bị phạt 4% giá trị phần hợp đồng và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho tới mức cao nhất là 12% giá trị phần hợp đồng.
4) Nếu bên B vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ bị phạt 2% giá trị hợp đồng cho 10 ngày lịch đầu và phạt thêm 1% mỗi ngày tiếp theo cho tới 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
5) Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán sẽ bị phạt theo mức lãi suất tín dụng quá hạn của ngân hàng Nhà nước tính từ ngày hết thời hạn thanh toán. Ngoài ra còn phải chịu bồi thường thiệt hại bằng tổng số tiền lãi mà bên B phải trả cho ngân hàng do vay mua vật tư sửa chữa cho ........... của bên A (nếu có) mà nguyên nhân là do bên A chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
6) Bên nào đã ký kết hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng không có lý do chính đáng thì bị phạt vi phạm là ...... % giá trị hợp đồng đã ký (cao nhất là 12%).
7) Nếu hợp đồng này có bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo mức phạt mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này.
Điều 11: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1) Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện HĐ, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng, đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).
2) Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên mới khiếu nại tới Tòa Án.
Điều 12: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Điều 13: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ......... đến ngày ............
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý HĐ sau đó .... ngày. Bên A có trách nhiệm tổ chức họp thanh lý hợp đồng, tự chọn thời gian và địa điểm thích hợp.
Hợp đồng này được làm thành ...... bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ........... bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ, ký tên, đóng dấu Chức vụ, ký tên, đóng dấu
2. Cách soạn hợp đồng sửa chữa ô tô
Để soạn được một hợp đồng sửa chữa ô tô đúng quy định và tránh được rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra các bạn cần lưu ý các điểm sau đây:
- Thông tin hai bên: Khi soạn hợp đồng bạn cần phải ghi rõ phần thông tin cá nhân của cả hai bên như họ và tên cá nhân hoặc tổ chức, người đại diện theo đúng pháp luật, chứng minh nhân dân, mã số thuế và địa chỉ của các bên.
- Trình bày rõ ràng, cụ thể và chính xác thời hạn, các hạng mục cần sửa chữa và cần có phần phụ lục đi kèm với hợp đồng và xác nhận báo giá chính xác và sau khi hai bên đã thỏa thuận xong xuôi các hạng mục sửa chữa và chi phí thì có thể tiến hành ký kết hợp đồng.
- Thời điểm hiệu lực của hợp đồng: Hai bên thỏa thuận cụ thể là hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay khi ký hay một khung thời gian thích hợp nào khác.
- Ngày, tháng, năm, chữ ký của hai bên tất cả phải rõ ràng và minh bạch.
- Tên của các bên phải được ghi chính xác và nếu là tổ chức thì phải có con dấu ghi rõ chức vụ của người ký.