Phanh khẩn cấp trên xe hơi là một bộ phận giữ nhiệm vụ đặc thù hoàn toàn ngược các bộ phận khác trên xe, nó giúp người điều khiến xe hơi dừng lại một cách an toàn, hạn chế va chạm, giúp giảm quãng đường phanh hiệu quả. Vậy phanh khẩn cấp có tác dụng gì và có bao nhiêu loại? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
- Ô tô bị mất phanh : Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quá
- Hướng dẫn thay kẹp phanh ô tô đơn giản tại nhà
- Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng phanh xe ô tô
Để giảm tốc độ của một xe đang chạy, việc cần thiết phải làm là tạo ra một lực làm cho các bánh xe quay chậm lại. Khi người lái đạp bàn đạp phanh, cơ cấu phanh tạo ra một lực (phản lực của mặt đường) làm cho các bánh xe dừng lại và khắc phục lực quán tính đang muốn giữ cho xe tiếp tục chạy, do đó làm cho xe dừng lại. Nói khác đi, năng lượng (động năng) của các bánh xe quay được chuyển thành nhiệt do ma sát (nhiệt năng) bằng cách tác động lên các phanh làm cho các bánh xe ngừng quay.
Người lái không những phải biết dừng xe mà còn phải biết cách cho xe dừng lại theo ý định của mình. Chẳng hạn như, các cụm phanh phải giúp xe giảm tốc độ theo mức thích hợp và dừng xe tương đối ổn định trong một đoạn đường tương đối ngắn khi phanh khẩn cấp.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì những mẫu xe ô tô ngày nay được tích hợp nhiều tính năng, công nghệ hỗ trợ giúp việc lái xe trở nên đơn giản, an toàn hơn rất nhiều.
Đặc biệt là công nghệ cảnh báo va chạm phía trước với phanh tự động khẩn cấp BA/BAS (Brake Assist) - EBA (Emergency Brake Assist) là một trong 3 hệ thống hỗ trợ an toàn phanh phổ biến hiện nay được áp dụng trên xe ô tô, bên cạnh hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System) và hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD (Electronic Brake Force Distribution).
Tác dụng của 3 hệ thống an toàn hỗ trợ phanh là:
ABS (hệ thống phanh chống bó cứng):
Là bộ điều khiển phanh bằng máy tính để tự động tránh hiện tượng bó cứng các lốp xe do phanh khẩn cấp và hỗ trợ việc đánh lái dễ dàng hơn khi phanh gấp. Hệ thống này làm tăng độ ổn định của xe và rút ngắn quãng đường phanh. Do đó các lốp không bị bó cứng và vô lăng vẫn có thể xoay được ngay cả khi nhấn phanh đột ngột, tài xế vẫn có thể điều khiển được xe và dừng xe an toàn.
ABS có EBD:
Là chữ viết tắt của phân phối lực phanh bằng điện tử hoặc điều khiển phân phối lực phanh của hệ thống ABS bằng điện tử. Ngoài chức năng thông thường của ABS, lực phanh được phân phối giữa các bánh trước và bánh sau và các bánh bên phải và bên trái một cách phù hợp với trạng thái của xe nhờ bộ điều khiển phanh ABS bằng thuỷ lực hạn chế trượt bánh và giảm quãng đường phanh.
BA (hệ thống hỗ trợ khi phanh):
Là một hệ thống hỗ trợ vận hành phanh khi người lái không thể đạp đủ lực lên bàn đạp phanh. Đạp lên bàn đạp phanh đột ngột được coi là sự dừng xe khẩn cấp và hệ thống này tự động tạo ra một lực phanh lớn hơn giúp xe có thể mau chóng dừng an toàn.
Trong đó, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA chỉ được trang bị khi xe đã có hệ thống chống bó cứng phanh ABS (có thể có hoặc không có hệ thống EBD), điều này nhằm đảm bảo tính an toàn trong việc điều khiển xe đi đúng hướng khi phanh gấp với sự hỗ trợ của ABS.
Hệ thống trợ giúp phanh khẩn cấp (EBA) hoặc trợ lực phanh (BA hoặc BAS) là thuật ngữ chung cho công nghệ phanh ô tô làm tăng áp lực phanh trong trường hợp khẩn cấp. Công nghệ này lần đầu tiên được phát triển bởi Daimler-Benz và TRW / Lucas Variety.
Bằng cách phân tích tốc độ và lực đẩy bàn đạp phanh, hệ thống sẽ phát hiện khi người lái xe đang phanh gấp để cố gắng thực hiện việc dừng khẩn cấp, và nếu bàn đạp phanh không nhận được áp lực hoàn toàn, thì hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp sẽ tiếp thêm lực để tạo áp lực hoàn toàn lên hệ thống phanh để chiếc xe dừng nhanh hơn, bên cạnh đó thì hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) cũng được kích hoạt để người lái dễ dàng điều khiển chiếc xe.
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp được chứng minh có thể giảm đáng kể quãng đường phanh (có thể lên đến 20%), làm giảm nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.