Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn

Tư vấn - Đánh giá

Hiện nay đối với những lái mới còn đang lúng túng với những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn, cũng như “Kỹ thuật đánh lái và trả lái” là hai kỹ thuật cơ bản khi điều khiển xe ô tô giúp lái dễ dàng điều khiển xe đi đúng theo lộ trình của mình

 

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 1

 

Cách cầm vô lăng khi lái xe ô tô tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng cầm vô-lăng không đúng cách còn khiến bạn không xử lý kịp các tình huống nguy cấp hay bị chính thói quen cầm lái sai gây thương tích. Việc đặt tay sai vị trí có thể tạo nên thói quen cho bạn, khi lái xe đi đường dài hay trên các con đường xấu sẽ khiến tay bạn nhanh mỏi và đau hơn. 

 

Việc cầm vô lăng và tập thói quen điều khiển vô-lăng thường ít được các bác tay chú ý bởi các suy nghĩ đơn giản là không cần đúng kỹ thuật nhưng vẫn lái xe tốt, xử lý tình huống được...

 

Tư thế cầm lái ô tô chuẩn nhất theo các chuyên gia

 

Nhiều người lái ô tô cứ ngỡ rằng tư thế ngồi cầm lái của mình đã “chuẩn” rồi nhưng thực tế chưa hẳn đúng. Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy lái xe ô tô chia sẻ, góc cầm của vô lăng “chuẩn nhất” nên ở 9 giờ 15 phút. Góc cầm này sẽ giúp bạn dễ vận hành xe nhất ở bất kỳ tình huống nào như xe đi thẳng, xe rẽ phải, xe rẽ trái, thậm chí ngay cả trong trường hợp phanh gấp hoặc cần phải tăng tốc.

 

Chỉnh tư thế lái

 

Để lái xe an toàn trong quá trình tham gia giao thông, điều đầu tiên bạn nên làm đó là điều chỉnh ví trí ghế ngồi và vô lăng sao cho phù hợp nhất với vóc dáng, thân hình của bạn. Tư thế ngồi đánh lái phải thoải mái, tầm nhìn không bị hạn chế, chân đạp phanh, côn, ga không bị với, đủ khả năng đạp hết hành trình trong tư thế thoải mái. Hãy nhớ đeo dây an toàn trước khi vận hành xe. 

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 3

 

Điều chỉnh độ nghiêng lưng ghế lái

 

Tư thế lái thoải mái nhất cho tài xế khi lái xe mà không gây đau lưng chính là ngả ghế lái về phía sau. Góc ngả lý tưởng nhất là khoảng 20 độ. Khi lái xe, người lái nên thực hiện cách ngồi sau: ngồi thật kín, lưng và mông được áp thật sát vào góc gập của ghế lái. Nếu người lái không ngồi kín và không áp sát sẽ tạo ra khoảng hở khiến lưng bị cong hình chữ C, từ đó gây mỏi lưng và tổn thương cho cột sống nếu duy trì tư thế đó lâu dài.

 

Cách cầm vô lăng

 

Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy lái xe ô tô chia sẻ, góc cầm của vô lăng “chuẩn nhất” nên ở 9 giờ 15 phút. Góc cầm này sẽ giúp bạn dễ vận hành xe nhất ở bất kỳ tình huống nào như xe đi thẳng, xe rẽ phải, xe rẽ trái, thậm chí ngay cả trong trường hợp phanh gấp hoặc cần phải tăng tốc.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 5

 

Cũng với góc cầm vô lăng như trên, trong trường hợp xe bất ngờ xảy ra tai nạn thì chúng ta có thể tạo ra góc rộng nhất để túi khí có trên xe bung vào mặt và đầu của người cầm lái. Đặt sai tay khi cầm lái sẽ khiến túi khi rơi lệch hoặc làm gãy tay trong trường hợp xảy ra tai nạn. Hiện nay tại nước ta, các tài xế khi lái xe vẫn có thói quen thực hiện cách cầm lái theo bản năng của mình mà chưa thực hiện đúng cách cầm vô lăng chuẩn như trên. Do vậy, nếu bạn đang cầm vô lăng sai cách hãy thay đổi ngay từ hôm nay vì sự an toàn tính mạng của chính bạn và người đi cùng.

 

Khoảng cách tốt nhất từ vai đến vô lăng xe

 

Trước khi điều chỉnh ghế lái, tài xế cần căn khoảng cách để tay cầm vô lăng không bị quá duỗi hay bị quá gần. Nếu tay bị xa vô lăng thì tài xế khi cầm vô lăng rất khó khăn khi phải vần vô lăng nhiều vòng. Tuy nhiên, nếu tay bị đặt quá gần cũng gây khó khăn cho tài xế khi cần xử lý các tình huống nguy cấp. Các chuyên gia khuyên bạn tư thế lái xe ô tô đúng cách là cánh tay tạo nên một góc khoảng 120 độ so với vô lăng, tức là khoảng 30cm đến 40cm.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 2

 

Đặt hai tay ở vị trí 9:15 hoặc 10:20 phút

 

Đây có lẽ là cách cầm vô lăng an toàn và tiện lợi nhất. Kiểu 10:20 thì tiện lợi ở chỗ không gây mỏi nhức cho tay của người cầm lái, tuy nhiên nó chưa thực sự là cách cầm vô lăng hoàn hảo. Các chuyên gia về xe ô tô cho biết cách cầm vô lăng ổn nhất chính là 9:15 vì cách cầm này không gây chướng ngại cho túi khí. Lái xe có thể xoay vô lăng về hướng các bên rất thoải mái mà vẫn không nhức mỏi tay.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 7

 

Kỹ thuật quay vô lăng nhanh khi vào cua hay các tình huống khẩn cấp

 

Để có thể  thực hiện tốt kỹ thuật quay vô-lăng nhanh mọi người cần luyện tập nhiều mới quen và áp dụng nhanh khi gặp phải. Có một số phương án xử lý: quay vô-lăng một tay, cả hai tay kế tiếp nhau, một-hai hoặc hai-một. 

 

Trong tất cả các trường hợp trên, để đảm bảo quay vô-lăng trên 180o với tốc độ nhanh, cần áp dụng kỹ thuật bắt vô-lăng chéo tay, dù kỹ thuật này có vẻ như trái ngược với hình dung về lái xe của nhiều người. Nhưng trên thực tế bắt chéo tay là yếu tố quan trọng trong việc quay vô-lăng nhanh, giảm thời gian thao tác

 

Cách cầm vô lăng khi xe vào cua

 

Để có thể làm chủ vô lăng một cách tốt nhất thì động tác kéo là kỹ năng cơ bản khi lái xe. Cụm điều hướng có cấu trúc khiến cho vô lăng thường tạo ra lực phản lại hướng đánh lái của bạn. Do vậy, tay đẩy ít có khả năng cho cảm giác đúng về lực và góc của đánh lái giống như tay kéo. Như thế, theo kỹ thuật quay vô lăng khi vào cua, chúng ta cần chú ý khi xe vào cua bên nào thì tay của bên đó sẽ dùng để kéo vô lăng và tay còn lại sẽ dùng để đẩy vô lăng. Cách lái xe như thế sẽ giúp người lái kiểm soát được khi bị vô lăng đánh trả lái.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 8

 

Cách đặt các ngón cái trên vô lăng

 

Có rất nhiều cách cầm vô lăng ô tô, cách chuẩn nhất là ngón tay cái của tài xế phải tỳ lên vô lăng của xe chứ không phải là nắm chặt. Với cách đặt ngón tay cái như vậy, tay bạn sẽ không nắm vô lăng một cách quá chặt hay quá lỏng. Hơn nữa, khi giữ tay theo cách đó, người lái trong xe có thể thấy rõ được phản xạ của vô lăng xe so với mặt đường. Trong trường hợp khi đang lái có xảy ra các tình huống gấp, tài xế sẽ không bị móc ngón tay cái vào trong vô lăng nên cũng không bị vặn cổ tay.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 9

 

Ưu nhược điểm của các kiểu cầm vô lăng

 

Có nhiều kiểu cầm vô lăng. Tuy nhiên, đâu mới là kiểu cầm vô lăng ô tô đúng cách và an toàn nhất?

 

Đặt hai tay dưới đáy vô lăng

 

Đây là kiểu cầm vô lăng thường gặp ở rất nhiều lái xe. Để hai tay dưới đáy vô lăng giúp người lái đỡ mỏi tay, mỏi vai hơn nhưng lại giới hạn khoảng xoay của vô lăng. Người lái chỉ có thể xoay vòng tròn nhỏ, việc xoay vòng lớn trong trường hợp này là bất khả thi. Thường thì người lái sẽ cầm vô lăng như vậy khi xe di chuyển trên cung đường vắng, không nhiều xe cộ hoặc chướng ngại vật, đồng thời không đòi hỏi phải đánh lái nhiều. Tuy nhiên nếu có trường hợp bất ngờ xảy ra cần xoay tay lái vòng lớn thì lái xe sẽ xử lý không kịp.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 10

 

Đặt tay sát người

 

Cách cầm vô lăng đặt tay sát người rất thường gặp ở chị em phụ nữ. Họ không muốn với tay để lái xe nên thường chỉnh ghế sát với vô lăng. Trên thực tế, các chuyên gia về xe ô tô cho biết làm như vậy là không nên. Hãy chỉnh ghế ra xa một chút để tay không dính sát vào người. Nếu cảm thấy chân khó với tới bàn đạp ga và đạp phanh thì có thể kéo vô lăng gần hơn một chút. Như vậy sẽ tăng độ an toàn cho việc điều khiển xe. Có thể ban đầu người lái sẽ cảm thấy không quen nhưng dần dần sẽ thích nghi được.

 

Hai tay ôm chấu

 

Chấu của vô lăng là phần có còi nên người lái thường đặt cả hai tay lên chấu khi bấm còi, thậm chí nhiều lái xe còn bấm còi liên tục và để tay lên chấu trong một thời gian khá lâu. Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, nếu xoay vô lăng quá nhanh khi hai tay vẫn ôm chấu, người lái có thể bị trượt tay khỏi chấu, dễ gây tai nạn giao thông sẽ xảy ra. Việc cả hai tay ôm chấu thực sự không mang lại lợi cho người lái xe mà còn tăng khả năng gây tai nạn, vì vậy lái xe không nên cầm vô lăng theo cách này.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 11

 

Đặt một tay trên đỉnh vô lăng

 

Người lái thường đặt một tay trên đỉnh vô lăng vì muốn tay còn lại được rảnh rang và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cách cầm vô lăng này chỉ nên được áp dụng khi xe di chuyển chậm ở đoạn đường ngắn, ít chướng ngại vật. Lý do là bởi nếu di chuyển nhanh trên quãng đường dài, lái xe sẽ nhanh chóng cảm thấy mỏi nhức cánh tay. Đặc biệt khi tình huống bất ngờ xảy ra, việc chỉ có một tay trên đỉnh vô lăng sẽ khiến lái xe khó thực hiện các kỹ thuật quay vô lăng để xử lý tình huống.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 6

 

Đặt một tay ở bên hông

 

Nhiều người cầm vô lăng theo kiểu đặt một tay ở bên hông. Đây là cách cầm vô lăng chỉ nên áp dụng khi đang di chuyển trong nội đô thành phố và tốc độ của xe khá chậm. Nếu cần xoay vô lăng cua gấp hay xe di chuyển với tốc độ nhanh thì cách cầm vô lăng này rất nguy hiểm và không phù hợp. Hãy cân nhắc kỹ tình hình trước khi áp dụng cách cầm vô lăng này.

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 4

 

Lái bằng chấu

 

Thực ra phần chấu khá to nên cho người lái cảm giác cầm vừa tay và dễ điều khiển xe hơn. Tuy nhiên hãy thử nghĩ tại sao nhà sản xuất ô tô phải trang bị cả vô lăng chứ không chỉ riêng phần chấu vô lăng? Phần chấu tuy vừa tay nhưng sẽ khiến tốc độ xoay vô lăng trở nên rất chậm, hơn nữa vòng quay không được rộng khiến lái xe khó xử lý các tình huống giao thông. Lái xe không nên lái bằng chấu để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người ngồi trên xe.

 

Lái bằng chân

 

Những tư thế cầm vô lăng lái xe đúng cách đảm bảo an toàn - 12

 

Kiểu lái tưởng chừng như không thể thực hiện ở đời thật này lại được một số lái xe áp dụng vì tò mò. Đây chắc chắn là cách sử dụng vô lăng cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra tai nạn giao thông. Lái xe tuyệt đối không sử dụng bất kỳ bộ phận nào ngoài tay để điều khiển vô lăng khi không có chế độ tự lái. Không nên vì sự tò mò hay nghịch ngợm mà đánh đổi an toàn của người ngồi trên xe và những người cùng tham gia giao thông khác.

 

ANYCAR.VN BÁN BẢO HIỂM Ô TÔ NHANH NHẤT, RẺ NHẤT
(Ở HÀ NỘI VÀ HỒ CHÍ MINH VỚI 5 HÃNG BẢO HIỂM)
Vui lòng gọi số 18006216 để được tư vấn ngay.
Hoặc để lại số điện thoại bên dưới để được tư vấn miễn phí.

   Liên hệ tư vấn
Gọi theo số 1800 6216 để nhận tư vấn về mua xe (Miễn phí từ 8h đến 18h)
   Liên hệ tư vấn
Gọi theo số 1800 6216 để nhận tư vấn về mua xe (Miễn phí từ 8h đến 18h)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN