Khi lái xe ô tô tham gia giao thông, đặc biệt những cung đường dài, cung đường đèo khó đi gây không ít áp lực cho tài xế, ngay cả khi tài xế có nhiều kinh nghiệm. Vậy tài xế không nên làm gì khi lái xe ô tô? Để giải đáp thắc mắc này chúng ta cùng tìm hiểu những lưu ý cấm kỵ không nên làm dưới đây.
- Kinh nghiệm lái xe đường dài cho tài mới
- Kinh nghiệm để đời cho người lái xe số sàn
- Biện pháp giảm độ ồn từ lốp xe ô tô
Danh mục bài viết
Đi vào điểm mù của xe khác
Đi vào khu vực vị trí điểm mù của xe là một điều ‘cấm kỵ’ mà tài xế không bao giờ được phép mắc phải. Bởi khi dừng ở những vị trí này, tài xế chiếc xe phía trước sẽ không thể nhìn thấy bạn và tai nạn là điều khó tránh khỏi trong tình huống di chuyển như rẽ phải hoặc rẽ trái.
Chạy song song với xe tải
Chạy song song cùng chiều với một chiếc xe sẽ gây nguy cơ tai nạn khá cao. Hay khi vượt trái một chiếc xe tải lớn mà bạn không tăng tốc nhanh để vượt qua thì có thể sẽ gặp xe ngược chiều đối diện đi xuống. Hoặc chiếc xe bạn đang vượt lấn sang trái để vượt một xe khác hay né chướng ngại vật sẽ gây va chạm.
Tốt nhất khi muốn vượt xa bạn nên nháy đèn pha và bấm còi để xe phía trước bạn có ý định vượt và nhanh chóng thoát khỏi vùng điểm mù để đảm bảo an toàn. Hơn nữa, việc đi song song với xe khác cũng gây cản trở giao thông khi các phương tiện phía sau muốn vượt qua nhưng không thể.
Sử dụng điện thoại trong khi chạy xe
Trong lúc lái xe, các tài xế thường có thói quen hay sử dụng điện thoại di động để nhắn tin, gọi điện hay thậm chí là vừa lái vừa chơi game. Điều này dẫn đến việc lái xe mất tập trung, phân tâm. Lúc này, nếu các tài có tay cầm vô-lăng không chắc rất dễ gặp những từng huống bất ngờ ập đến gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe cũng như người đi đường xung quanh bạn.
Rà phanh liên tục khi xuống dốc
Khi đang xuống dốc, nhiệt từ má phanh truyền ngược lại khiến dầu phanh sôi lên, hệ quả xấu là dễ mất phanh khi đi đến cuối chặng đèo dốc, khi đó tốc độ theo quán tính sẽ tăng lên trong khi phanh không ăn sẽ gây ra hậu quả rất nguy hiểm.
Đeo tai nghe khi lái xe
Đeo tai nghe có thể dễ dàng nghe các cuộc điện thoại quan trọng mà vẫn sử dụng vô-lăng bằng hai tay. Nhưng thực tế cho thấy, tài xế sẽ cảm thấy dễ buồn ngủ hơn và tập trung vào âm thanh phát ra từ tai nghe mà không để ý đến mọi vật xung quanh như: tiếng còi xe nhác, tiếng gọi của người bên cạnh hay bên ngoài. Bên cạnh đó, giống như việc nghe nhạc, nếu quá tập trung vào cuộc gọi quan trọng, bạn rất dễ mất tập trung khi lái xe.
Sử dụng chất kích thích
Có một vấn đề mà trên báo đài luôn nhắc đi nhắc lại khi mọi người tham gia giao thông, đó là đã uống rượu bia thì không lái xe. Tuy nhiên, nhiều tài xế vẫn chủ quan rằng họ có thể làm chủ được khi di chuyển trên đoạn đường ngắn hoặc đã có kinh nghiệm lái xe lâu năm hoặc cho rằng đã tỉnh táo khi chợp mắt ngủ một giấc.
Thế nhưng trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng cần rời xa vô lăng khi đã có chất kích thích trong người. Vì nếu xảy ra va chạm, chắc chắn bạn là người phải chịu phát nặng nhất. Tệ hơn sự ảnh hưởng của rượu bia sẽ khiến bạn phản xạ kém trong lúc xảy ra sự cố dẫn tới tai nạn không đáng có.
Phanh trong khúc cua
Trong những khúc cua, theo thói quen người lái luôn nghĩ phanh làm tốc độ xe chậm lại sẽ giúp cho vòng cua dễ dàng hơn. Ít ai biết rằng, thực ra khi cua, phanh sẽ làm bánh xe khó kiểm soát. Hơn nữa, đoạn cua ngắn không có đủ thời gian để tính toán trọng lượng trên xe. Nếu xe quá nặng cộng với quán tính lớn khiến việc phanh trong lúc này càng thêm nguy hiểm.
Sử dụng đèn pha trong trời sương mù
Trong trời sương mù, ánh sáng từ đèn pha sẽ chiếu tất cả các phân tử hơi nước trong không khí, sự khúc xạ ánh sáng sẽ khiến cho tầm nhìn tồi tệ hơn. Vì thế hãy bật đèn sương mù hoặc công tắc đèn chiếu gần, đủ để các lái xe khác biết có xe phía đối diện.
Xem thêm : Kinh nghiệm lái xe đường sương mù cho tài mới
Không nắm rõ cung đường lộ trình
Trước khi khởi hành chuyến đi, với những cung đường mới lái xe nên nắm rõ lộ trình để tránh đi nhầm đường. Đặc biệt vào lúc trời tối, tầm nhìn hạn chế sẽ rất khó quan sát hết các bảng chỉ dẫn. Đa phần các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống định vị, dẫn đường lái xe nên sử dụng chức năng này để chọn hướng di chuyển phù hợp.
Thật tai hại nếu xe bị hỏng hóc giữ con đường khuya vắng, không thể gọi được cứu hộ. Hay đơn giản, hệ thống đèn, còi vô hình bị chuột cắn mà đi ban ngày thường không để ý. Do đó, để mọi thứ suôn sẻ ngay trên lộ trình, thì cần bắt đầu bằng việc kiểm tra hoạt động của xe trước khi khởi hành.
Xao nhãng bởi những yếu tố xung quanh
Thông thường, con người hay bị thu hút bởi những thứ lạ mắt xuất hiện trong tầm nhìn như một cô gái xinh xắn trên đường, một ngôi nhà đẹp, một bảng quảng cáo bắt mắt,...Đây là một trong những tác nhân gián tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn trong chuyến đi nếu như tài xế mải mê ngắm nhìn mà quên mất nhiệm vụ quan trọng và điều khiển vô-lăng.
Chỉ nên chú ý vào đường di chuyển của bạn, tập trung lái và thường xuyên quan sát hai gương chiếu hậu để có thể điều khiển xe an toàn.