Những hệ thống an toàn cần thiết trên xe ô tô

Tư vấn - Đánh giá

Hiện nay với đa số khách hàng mua xe ô tô đều có quan niệm xe càng nhiều tính năng, nhiều trang bị đi kèm thì càng tốt. Bài viết sau đây sẽ “điểm tên” vài tính năng cơ bản bảo đảm an toàn cần thiết trên xe ô tô dù là hạng thường hay các mẫu xe hạng sang đắt tiền.

 

 

1. Hệ thống túi khí xe hơi:


Hệ thống túi khí trên ôtô được sinh ra để giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng khi có va chạm xảy ra. Đây vẫn luôn là một hệ thống an toàn cơ bản và cần thiết trên mỗi xe ôtô.

 

hệ thống túi khí xe hơi

 

 

Túi khí trước có tác dụng giảm chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực và mặt của người lái và hành khách ngồi kế bên khi xe bị va chạm từ phía trước. Túi khí gắn bên sườn xe chỉ hoạt động khi có va chạm bên sườn thân xe, làm nhiệm vụ bảo vệ đầu và vai tránh bị tổn thương.

 

Hệ thống túi khí được cấu tạo từ các bộ phận như cảm biến va chạm, cảm biến gia tốc, cảm biến tốc độ, cảm biến trọng lượng ở ghế ngồi, bộ phận kích nổ, hỗn hợp chất hóa học và túi khí. Tất cả đều được kiểm soát và điều khiển bởi bộ xử lý trung tâm ECU. Toàn bộ quá trình xảy ra chỉ trong vẻn vẹn 0,04 giây – bằng 1/5 thời gian chớp mắt, vì vậy túi khí được bơm căng cực nhanh và bung ra khỏi vô lăng hay các phần khác của xe với vận tốc 322km/h.

 

Sau khi cơ thể người lái ngừng di chuyển thì túi khí cũng xẹp nhanh chóng thông qua các lỗ thông hơi trên bề mặt túi, nhằm tránh gây chèn ép cơ thể hành khách.

 

Do lực bung túi khí quá mạnh, nó như một quả bom nhỏ phát nổ, chính vì vậy các nhà sản xuất luôn khuyến cáo nên cho trẻ nhỏ ngồi ghế sau và phải thắt dây an toàn còn đối với trẻ sơ sinh cần dùng ghế chuyên dụng cho trẻ, nếu không có thì chúng ta hãy xoay chúng lại sao cho tầm mắt của trẻ nhìn vào mặt lưng ghế ngồi, để túi khí khi bung sẽ không va chạm trực diện với trẻ.

 

2. Hệ thống phanh xe hơi:

 

Phanh là một bộ phận quan trọng trên mỗi chiếc ô tô, công nghệ ngày càng phát triển các hệ thống an toàn về phanh trở thành một trang bị tiêu chuẩn trên ô tô. Đôi khi hệ thống phanh xe quá mới không phải bất kì người nào cũng thành thạo.

 

Hiện nay hệ thống ABS, EBD, EBA hay Active City Stop đang được sử dụng phổ biến trên mỗi chiếc ô tô.

 

  • Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System)

 

Hệ thống này hỗ trợ quá trình phanh xe an toàn hơn, đặc biệt trong quá trình phanh gấp. Hệ thống này sẽ điều khiển áp suất dầu trong quá trình người lái đạp phanh để tránh cho các bánh xe không bị trượt lết nhằm đảm bảo khả năng đánh lái của chiếc xe.Ngày nay thì ABS trở thành trang bị tiêu chuẩn trên xe hơi, cả xe trang bị phanh tang trống và phanh đĩa.

 

Hệ thống chống bó cứng phanh abs

 

  • Hệ thống phân bố lực phanh điện tử EBD (Electronic Brakeforce Distribution)

 

Trong quá trình phanh xe, quán tính của chiếc xe dồn về phía trước. Tất cả các trường hợp này đều cần phân phối lại lực phanh một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả phanh. Bằng cách tính toán tốc độ, tải trọng cũng như độ bám đường của các bánh, hệ thống EBD sẽ điều chỉnh và cân bằng lực phanh giúp quá trình phanh trở nên tối ưu hơn.

 

 

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (EBA) giúp người lái trong những tình huống phanh khẩn cấp bằng cách tự động cấp một lực phanh lớn nhất có thể đến các bánh xe ngay khi hệ thống ghi nhận trạng thái phanh gấp của người lái.

 

  • Hệ thống hỗ trợ phanh xe tự động - Active City Stop:

 

Bằng các cảm biến được đặt phía trước xe, hệ thống sẽ tự động phanh xe khi nhận thấy có tình huống nguy hiểm xảy ra (gặp chướng ngại vật) mà theo ghi nhận của hệ thống không thấy phản ứng giảm tốc bằng phanh của người lái.

 

Hệ thống hỗ trợ phanh xe tự động

 

Các hệ thống trên dựa trên hệ thống phanh nguyên thủy. Tùy thuộc vào tình trạng xe khi phanh mà hệ thống nào can thiệp, có thể can thiệp đơn lẻ từng hệ thống hoặc có thể can thiệp kết hợp hệ thống cùng lúc. Các hệ thống sẽ tự động can thiệp tùy vào tình trạng phanh và trạng thái xe.

 

3. Hệ thống đèn xe hơi:


Hệ thống đèn xe hơi là hệ thống đèn sử dụng trên xe nhằm mục đích chiếu sáng, tín hiệu và thông báo.

 

Hệ thống đèn xe

 

  • Đèn pha (far) - cốt (cos): Đèn được đặt ở đầu xe, làm nhiệm vụ chiếu sáng đường đi phía trước trong điều kiện trời tối, giúp người lái quan sát tình trạng giao thông và chướng ngại vật để xử lý. Đèn pha có chức năng chiếu sáng ở khoảng cách xa, đèn cốt chiếu sáng ở khoảng cách gần trước đầu xe.
  • Đèn xi-nhan: Giúp người lái báo hiệu hướng di chuyển tiếp theo của chiếc xe cho các phương tiện và người tham gia giao thông khác qua việc bật/tắt đèn theo hướng muốn đi. Ngoài ra, loại đèn này còn có nhiệm vụ cảnh báo nguy hiểm khi đồng thời cùng bật/tắt liên tục thông quan nút bấm hình tam giác trên bảng điều khiển.
  • Đèn sương mù: Giúp tăng khả năng nhận biết các phương tiện phía trước và sau trong điều kiện thời tiết nhiều sương hoặc đường xá nhiều bụi làm giảm khả năng quan sát của người lái. Vị trí đèn sương mù thường đặt thấp ở phần đầu xe.
  • Đèn hậu: Đặt ở đuôi xe, được quy định sử dụng màu đỏ, làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau và cảnh báo mỗi khi người lái đạp phanh, giúp giảm thiểu va chạm từ phía sau.

 

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích một phần nào cho các bạn lần đầu mua xe hoặc những bạn có ý định sắp mua xe hiểu rõ thêm về những tính năng bảo đảm an toàn cần thiết trên xe ô tô. Bên cạnh đó đại lý xe ô tô Anycar Việt Nam luôn luôn chú trọng vào tính năng an toàn của xe, đối với Anycar an toàn là trên hết.

ANYCAR.VN BÁN BẢO HIỂM Ô TÔ NHANH NHẤT, RẺ NHẤT
(Ở HÀ NỘI VÀ HỒ CHÍ MINH VỚI 5 HÃNG BẢO HIỂM)
Vui lòng gọi số 18006216 để được tư vấn ngay.
Hoặc để lại số điện thoại bên dưới để được tư vấn miễn phí.

   Liên hệ tư vấn
Gọi theo số 1800 6216 để nhận tư vấn về mua xe (Miễn phí từ 8h đến 18h)
   Liên hệ tư vấn
Gọi theo số 1800 6216 để nhận tư vấn về mua xe (Miễn phí từ 8h đến 18h)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN