Việc mua ô tô cũ để có thể tiết kiệm được một khoản tài chính cho việc khác, chưa bao giờ là dễ. Khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro trong việc mua bán. Trong số đó, vấn nạn xe bị tua odo vẫn là phổ biến nhất. Vậy, phải làm gì để tránh được hoặc biết rõ chiếc xe có bị tua odo trước khi được rao bán không? Hãy cùng Anycar tìm hiểu một số kinh nghiệm check đồng hồ ODO khi mua xe ô tô cũ qua bài viết sau đây.
Danh mục bài viết
Cách check đồng hồ ODO khi mua xe cũ
Trải nghiệm thực tế
Bước đầu trong việc kiểm tra số ODO của ô tô cũ, người mua cần kiểm tra xem đồng hồ ODO liệu có đang được đặt đúng vị trí hay không, các linh kiện có đang hoạt động tốt không. Tiếp theo là chất lượng chiếc xe có đang đúng với chỉ số ODO đang được hiển thị lên trên mặt đồng hồ không?
Muốn biết được những điều này, khách hàng cần thực nghiệm kiểm tra bằng cách lái thử xe trên quãng đường dốc cao, đường xóc và kèm theo việc mở điều hòa của xe ở công suất tối đa. Cách này sẽ giúp phát hiện được việc chiếc xe có bị can thiệp và ODO hay không, vì chiếc xe đã “già” được bổ máy làm lại, sẽ xảy ra các tình trạng như: Máy ì, tăng tốc chậm, máy yếu và rung nhiều.
Cách này cần có kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định về mặt kỹ thuật ô tô. Nếu bạn không có được những yếu tố đó, xin đừng lo lắng, chúng ta vẫn có thể kiểm tra ODO dựa theo các giấy tờ sau.
Đối chiếu các giấy tờ liên quan
Ngoài việc tham khảo những con số hiển thị trên đồng hồ ODO. Quý khách cũng có thể tự so sánh đối chiếu từ các giấy tờ có liên quan đến chiếc xe như: giấy đăng ký xe, lịch sử bảo dưỡng, giấy chứng nhận MOT.
- Giấy đăng ký xe: Sở dĩ cần đối chiếu giấy tờ đăng ký xe là vì, dựa vào loại giấy tờ này, bạn có thể biết chính xác được chiếc xe bắt đầu lăn bánh từ thời điểm nào. Từ đó, bạn có thể đưa ra được số km ban đầu của chiếc xe theo đúng mục đích sử dụng mà bên bán cam kết. Trung bình với nhu cầu sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình, số ODO sẽ là 15.000 - 20.000 km/năm. Đây được coi là một con số tương đối chính xác cho chiếc xe có mức sử dụng bình thường.
- Kiểm tra ODO dựa vào lịch sử bảo dưỡng trong hãng: Trong mỗi lần bảo dưỡng, khi xe vào hãng bảo dưỡng, thợ kỹ thuật sẽ ghi lại số km hiện trên đồng hồ ODO và ngày bảo dưỡng. Do đó, khi mua ô tô cũ, khách hàng cần yêu cầu đơn vị bán cung cấp đủ giấy tờ bảo dưỡng đi kèm theo xe.
- Giấy đăng kiểm cơ giới: Chủ xe có thể không thực hiện việc bảo dưỡng tại hãng, dẫn đến hãng không thể nắm bắt được số ODO của xe. Tuy nhiên, bất kì ai sở hữu ô tô cũng cần đăng kiểm định kỳ, khách hàng có thể xem số km tại các lần đăng kiểm để nhận ra rằng chiếc xe đang có sự bất thường về ODO hay không.
- Giấy chứng nhận MOT: Trong quá trình mua bán xe cũ, quý khách cần yêu cầu chủ xe hoặc đơn vị bán cung cấp giấy chứng nhận MOT. Vì hiện nay, số ODO của xe đều được thể hiện trong giấy chứng nhận MOT.
Dựa vào các cách trên đây, bạn có thể kiểm tra được mức độ tương đối số ODO của xe. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên xem những chỉ số này ở mức tham khảo, tránh tình trạng bị lừa khi mua xe cũ. Để có thể kiểm tra kỹ càng hơn, bạn cần lưu ý về hiện trang của xe có đúng như số ODO không.
Dựa theo hiện trạng thực tế của xe
Việc di chuyển nhiều hay ít cũng sẽ thể hiện qua các chi tiết ở cả bên trong và bên ngoài. Khách hàng có thể dựa vào những bộ phận đấy để có thể được đánh giá được mức độ, tần suất di chuyển của xe. Khách hàng cần kiểm tra một số bộ phận sau đây để có thể kết hợp đánh giá xem xe có số ODO là đúng hay sai với giá trị thật.
- Đánh giá bàn đạp ga, phanh, côn và cần gạt số: Đây là những chi tiết mà khi điều khiển phương tiện sẽ cần dùng nhiều nhất. Chính vì thế, đối với xe di chuyển nhiều, có số ODO cao thì những bộ phận này sẽ có độ mòn vẹt khá rõ ràng. Nếu bạn thấy những chi tiết này mới so với mốc ODO của xe không tương xứng, thì chứng minh một điều là chiếc xe đã bị tua ODO.
- Linh kiện ốc vít và dây dẫn: Đây tuy là những chi tiết nhỏ, nhưng lại là những thứ nói lên rất nhiều điều về việc xe có được sử dụng nhiều hay ít, có bị tua ODO hay không. Nếu thấy phần đầu của ốc vít có dấu hiệu sờn hay mòn thì có khả năng rất lớn là xe đã được sử dụng nhiều và phải sửa chữa, bảo dưỡng nhiều.
- Cánh cửa xe: Nếu cẩn thận hơn nữa, khách hàng có thể kiểm tra phần cánh cửa xe, phần này cũng sẽ nói cho bạn biết rất nhiều điều về tình trạng sử dụng xe. Cụ thể, phần tay nắm cửa có sự bạc màu, trầy xước nhiều hoặc quá mới so với mức ODO, khi đóng cửa cảm thấy thiếu chắc chắn, lỏng lẻo thì đây là dấu hiệu của việc xe đã được sử dụng nhiều.
Lý do người bán tua đồng hồ ODO
Tua đồng hồ ODO là một phương thức chuộc lợi từ người bán ô tô cũ, người bán muốn giảm chỉ số km xe đã chạy nhằm nhanh chóng bán được xe ra thị trường với mức giá cao.
Nhắm vào tâm lý khách hàng
Khách hàng khi mua ô tô cũ, họ sẽ luôn ưu tiên chọn lựa một chiếc xe cũ có mức độ sử dụng vừa phải và quãng đường đã đi ngắn. Vì họ cho rằng, xe chạy càng nhiều thì chất lượng càng thấp, độ hao mòn càng cao và ngược lại. Đánh vào tâm lý này của khách hàng, người bán xe cũ luôn có xu hướng tua ngược đồng hồ ODO trên ô tô để tăng giá trị cho chiếc xe, thêm vào đó là dễ dàng bán ra thị trường.
Việc đơn giản, dễ thực hiện
Tại những Gara sửa chữa hoặc showroom, thường sẽ có bộ phận thay thế hoặc sửa chữa hoặc thay thế một chiếc xe bị hỏng đồ ODO. Khi đó, kỹ thuật viên buộc phải can thiệp vào đồng hồ ODO của xe, công việc này khá đơn giản và dễ thực hiện như sau:
- Đồng hồ ODO dạng cơ: Tách rời bảng mạch, sau đó có thể điều chỉnh bằng tay
- Đồng hồ ODO dạng điện tử: Dùng thiết bị can thiệp vào ECU của xe thông qua đầu cắm phía dưới, sau đó thực hiện việc điều chỉnh ODO trên màn hình máy tính.
Trên đây là bài viết chia sẻ những kinh nghiệm check đồng hồ ODO của Anycar, giúp bạn đọc có nhu cầu mua ô tô cũ có thể chọn mua được một chiếc xe ưng ý và đảm bảo chất lượng.