Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng?

Tư vấn - Đánh giá

Một trong những lỗi thông thường nhất là cách cầm vô lăng, thật ra điều đó lại quá thông thường vì thế có nhiều người cầm vô lăng sai vị trí hơn là đúng. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy?

 

Đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khoá học lái xe.

 

Lỗi thông thường khi cầm vô lăng xe

 

Nếu lái xe ô tô là hoạt động thường xuyên của bạn, việc nắm vững kỹ thuật sử dụng vô lăng là điều thiết yếu. Đừng để sự chủ quan của bản thân gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính bạn và những người xung quanh. Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. 

 

Vị trí đặt tay trên vô lăng

 

Vị trí đặt tay trên vô lăng (bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ). Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay.

 

Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ôtô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng.

 

Tuy nhiên, có một qui tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe.

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 2

 

Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả.

 

Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe. Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động.

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 8

 

Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra.

 

Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gẫy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.

 

Đánh chéo tay khi vào cua

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 6

 

Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới", về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Nếu có sự cố gây bung túi khí, chắc chắn lực của túi sẽ khiến tay bạn chịu tổn thương không hề nhỏ

 

Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 5

 

Khi tay ở trạng thái bắt chéo sẽ giúp bạn dễ kéo vô lăng ở hướng xe muốn rẽ, bạn dễ dàng đánh lái được 1 góc lớn chỉ trong thời gian ngắn. Lực ở tay được tận dụng nhiều hơn với những xe có vô lăng nặng. Đồng thời bạn sẽ mất thời gian để di chuyển tay và dễ mất kiểm soát xe khi gặp sự cố. Do đó khi đánh vô lăng vào cua, bạn nên hạn chế đánh chéo tay khi vào cua.

 

Đánh lái bằng một tay

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 7

 

Trừ trường hợp 1 tay của bạn cần thay đổi cần số hay đã mỏi suốt chặng đường dài, còn lại bạn tuyệt đối không lái xe bằng 1 tay hay thả cả 2 tay khi đang cầm vô lăng. Thói quen xấu này sẽ khiến bạn chủ quan và không kịp phản ứng trước tình huống bất ngờ.

 

Không nên ôm vô lăng quá sát

 

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra.

 

Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp.

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 3

 

Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra, giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm. Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra.

 

Tư thế lái và sử dụng vô lăng an toàn

 

Đây là nội dung được soạn thảo từ trường dạy lái xe Advance Driving School, Bury St Edmunds (Anh). Cách sử dụng vô lăng này phù hợp với các loại xe hiện đại ngày nay và có thể áp dụng được trong những tình huống khác nhau.

 

1. Tư thế lái

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 4

 

Như đã nói ở trên, tư thế khi lái ô tô rất quan trọng. Thắt dây an toàn, ghế ngồi thoải mái và tay điều khiển vô lăng linh hoạt luôn là giải pháp an toàn khi lái xe.

 

2. Vị trí đặt tay chính xác

 

Trải qua các cuộc nghiên cứu, lời khuyên chuyên gia dành cho người lái chính là đặt tay ở vị trí 7 – 9 giờ tay trái và 5 – 3 giờ ở tay phải.

 

3. Điều chỉnh vô lăng thích hợp

 

Điều này tùy thuộc vào cung đường mà xe chạy, người lái sẽ có cách điều khiển vô lăng tương ứng.

 

  • Ở góc cua nhẹ: Bạn giữ tư thế như đang lái xe đường thẳng đồng thời có xu hướng hơi đánh lái sang phải/trái rồi sau đó trả vô lăng về thẳng tay.
  • Ở góc cua gắt: Thói quen thường được bắt gặp là tay bắt chéo điều chỉnh vô lăng để nhanh xử lý. Dẫu vậy, nếu có tai nạn thì dễ xảy ra nguy hiểm cho người lái khi túi khí bung. Cách tốt nhất là nên “lê” vô lăng.
  • Tại các ngã ba: Việc xoay vô lăng ít nhiều phụ thuộc vào độ hẹp, rộng của con đường. Bạn nên di chuyển đúng làn với tốc độ bình thường.
  • Tại vòng xuyến: Độ lớn của vòng xuyến và tốc độ của xe là 2 yếu tố được quan tâm. Bạn có thể xoay nhẹ vô lăng hay vần nhanh.

 

4. Luôn tuân thủ thói quen chạy xe an toàn

 

Cầm vô lăng và điều chỉnh ghế lái như thế nào cho đúng - 9

 

Điều này chẳng bao giờ là thừa cả! Việc luôn chấp hành đúng luật và tuân thủ nguyên tắc chạy xe an toàn luôn cứu bạn trong mọi trường hợp.

 

  • Khoảng cách an toàn với các xe khác: Không chỉ xe phía trước, mà các xe xung quanh, bạn nên giữ 1 khoảng cách nhất định. Ngoài ra, việc chỉ nhìn về phía trước sẽ khiến bạn bị bất ngờ khi xuất hiện vật cản.
  • Hướng nhìn của gương chiếu hậu: Cách chỉnh gương đúng là bạn sẽ không thấy mặt mình trong gương. Lúc đó xe sẽ không còn bị hạn chế tầm nhìn ở các điểm mù.
  • Sử dụng đèn chiếu gần/đèn sương mù: Cả 2 loại đèn này chỉ nên được dùng trong điều kiện thời tiết xấu hay đường quá tối. Ánh sáng từ 2 loại đèn này sẽ tác động đến các phân tử hơi nước có trong không khí gây nên hiện tượng khúc xạ ánh sáng, gây ảnh hưởng tới tầm nhìn. Bạn nên sử dụng để báo cho các phương tiện khác đang di chuyển ngược chiều và đừng quên di chuyển ở tốc độ chậm.
  • Thói quen phanh khi xe ôm cua: Khi vào đoạn đường cua, việc phanh xe sẽ khiến bánh xe càng trở nên khó kiểm soát hơn. Nếu trọng lượng xe quá tải, quán tính quá lớn thì phanh xe sẽ gây ra nguy hiểm, tệ nhất là xe có thể lật.
  • Chế độ kiểm soát hành trình: Điều này không nên áp dụng ở điều kiện thời tiết xấu. Bởi lẽ, chế độ kiểm soát hành trình chỉ đạt hiệu quả ở những đoạn đường khô ráo, phanh và các cảm biến được thiết lập trên xe được vận hành hoàn hảo.
  • Đỗ xe tại điểm mù: Lỗi này sẽ khiến cho các xe khác không kịp phản xạ. Ở tình huống này, bạn nên sử dụng các tín hiệu báo hiệu để nhận biết.
  • Không rà phanh khi xe đổ đèo liên tục: Nhiệt độ từ má phanh truyền đến dầu phanh bị sôi lên dẫn đến có thể mất phanh khi xe xuống cuối đèo dốc. Quán tính của xe có thể gây tai nạn nếu như bạn không có cách xử lý phù hợp.
  • Hạn chế đặt đồ trên mặt táp lô: Các vật, đồ dùng tưởng chừng vô hại lại dễ dàng gây ảnh hưởng đến bạn khi có sự cố. Ta có thể dễ dàng tưởng tượng, theo quán tính chạy xe, người lái sẽ phanh gấp để kiểm soát xe tốt hơn. Lúc này, những món đồ sẽ bay ngược vào người bạn và vô tình trở thành mối nguy hiểm khi bạn đang xử lý tình huống.
  • Bật âm thanh quá to: Âm nhạc, radio ở âm lượng quá to khiến cho các loại âm thanh bên ngoài xe không thể nghe thấy được. Kèm theo đó khả năng phán đoán của bạn ít nhiều bị giảm bớt. Bạn chỉ nên nghe với mức vừa phải.

 

Việc điều chỉnh cầm vô lăng đúng cách không thể là chuyện “một sớm một chiều” có thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, nếu luôn chú ý và tuân thủ thì sẽ không gây khó khăn cho bạn, để hình thành thói quen tốt này. Những lời khuyên bổ ích từ những người có kinh nghiệm và nhận định của các chuyên gia sẽ luôn hữu ích cho các bạn khi luôn điều khiển xe ô tô mỗi ngày.

ANYCAR.VN BÁN BẢO HIỂM Ô TÔ NHANH NHẤT, RẺ NHẤT
(Ở HÀ NỘI VÀ HỒ CHÍ MINH VỚI 5 HÃNG BẢO HIỂM)
Vui lòng gọi số 18006216 để được tư vấn ngay.
Hoặc để lại số điện thoại bên dưới để được tư vấn miễn phí.

   Liên hệ tư vấn
Gọi theo số 1800 6216 để nhận tư vấn về mua xe (Miễn phí từ 8h đến 18h)
   Liên hệ tư vấn
Gọi theo số 1800 6216 để nhận tư vấn về mua xe (Miễn phí từ 8h đến 18h)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN